Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

MỪNG VU LAN PL 2554

Trong những ngày lễ trong đại này, nổi nhớ con da diếc. Tôi sinh ra ba đứa con hai gái và một trai, chúng nó thật kháu khỉnh và đáng yêu biết dường nào. Ước mơ của hai vợ chồng tôi, hiện tại cũng đã thành sự thật. Nhờ ơn phúc của tổ tiên ông bà chúng tôi mà tôi có một mái ấm gia đình cũng tạm gọi là "như ý".
   Không như một số trong các bạn tôi, tôi chọn được một cô vợ không tuy không hoàn hảo lắm về cái nhan sắc mỹ miều đẹp như bức tranh vẽ, hay ví von hơn là con búp bê xinh xắn. Nhưng được cái tính hạnh, thương chồng con vô kể, và cũng chịu khó trong công việc nội trợ và chịu nhiều sự cực khổ, nhưng không bao giờ biết kêu la ,phàn nàn. Các áp lực về cha mẹ chồng thì ít nhưng áp lực của các cô chị chồng thì nhiều, bởi cái đức tính giản dị, không se xua làm đẹp và trang điểm.Không thích chưng diện hay khoe khoang về của cải vật chất. Mặc cho ai đó hết lời dè xẻn và tỏ ý khinh khi.Vợ tôi thường nói " nghèo đâu có phải là một cái tội đâu, phải không anh?"

      Cũng vì vậy, đối với các cô chị hay em chồng thường hay tỏ ý xem thường và ca thán luôn. Tôi cũng vì thế mà bị vạ lây. Hầu hết trong gia đình tôi,tất cả đều có công ăn ,chuyện làm. Người làm cho nhà nước, người thì tìm cách mở công việc cho hộ tư nhân, so ra thu nhập hàng tháng cũng được khá. Riêng tôi vì đau ốm và bệnh hoạn luôn vì thời trai trẻ rất phí sức trong việc mưu sinh ,kiếm tiền về cho gia đình. Lớn lên khi đã có vợ con rồi, công việc làm ăn không được suông sẻ lắm, hết cơ qua này rồi đến cơ quan khác, nơi nào cũng vậy làm được vài năm thì cũng nghĩ để xoay xở kiếm thêm tiền phụ vợ nuôi ba đứa con thơ.
  Từ giả Công ty xây dựng số 7 năm 1986.vậy là chấm dức cuộc đời của một thợ điện đã được đứng vào hàng ngủ biên chế của nhà nước sau gần 10 năm,luôn phải sống xa gia đình,rày đây, mai đó. Với bậc lương 4/7 vẫn không làm sao nuôi nổi một vợ và một con, đứa con gái đầu lòng tội nghiệp ra đời khi mà cả hai vợ chồng tôi không có một cắc để nuôi con. Từ giả bạn bè tại nơi công trường xây dựng nhà máy sợi Nha Trang, với chút vốn liếng tích lũy đã đổ trôi sông khi phải dùng số tiền ấy để lo nhập lại hộ khẩu gia đình vào năm 1983.Tiếp đến là 3 năm khốn cùng vật lộn với nhiều công trình trên tỉnh Nghĩa Bình, từ một thợ điện tôi phải bương chãi làm đủ thứ không từ nan bất cứ công việc gì, từ chuyển đất cho đến lợp mái tole, cả ngày dang nắng bán lưng cho trời bá đầu cho đất để có ngày lương thu nhập, áp chế đủ thứ trên đời từ ban giám đốc xí nghiệp cũng như cán bộ kỹ thuật chuyên trách.
    Trong một lần của mùa đông,đường dây điện của xí nghiệp kéo nhờ từ nhà máy nước đến công trình bị hở điện do không được trồng trên trụ ( đường dây này không do tôi trực tiếp kéo) mà được ban giám đốc giao cho một người khác, thế là một chú bò ăn cỏ gần đó đã ngoạm vào đường dây nên bị giật điện chết, thế là chủ bò đã bồi thường, tôi cũng không trực tiếp chứng kiến, vì lúc ấy đang nghĩ phép. Vậy mà ban giám đốc đã biên giấy xử phạt tôi những 5200đồng, bằng cả tháng lương thu nhập của tôi, thật khủng khiếp, vậy là tháng này cả hai mẹ con đều phải vất vã, sống lây lất không được sự trợ giúp của người thân. Cái tuổi "Canh cô mồ quả" của tôi là vậy,tôi tự lập từ khi tuổi còn rất trẻ, cái tuổi 15 khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, hoàn cảnh của gia đình rơi vào cảnh thiếu thốn, tôi lại vất vã trăm điều và lên rừng kiếm củi để mưu sinh,với những lần suýt chết ở trong rừng một mình do cõng củi bị vấp ngã, hay những trận sốt rét rừng do uống nước trong các khe đá cho đỡ khát,có biết bao nhiêu người đã bõ mạng, vậy mà tôi được hồng phúc của ông bà tổ tiên, Phật trời che chở hộ trì nên cũng may mắn thoát được những nạn tai tưởng chừng như không thể. Tôi dấu nhẹm tất cả vì sợ cha mẹ không còn cho đi củi để kiếm tiền, không còn được đi nơi này nơi nọ mạo hiểm trong các vùng núi sâu.Có nhiều lúc đi cả đoàn lên tận vùng núi Canh Vinh - Quang Hiển bằng đường tàu, nơi ấy với sức lực của ba tôi đã phát nương rẩy để trồng mì và khoai lang,lại có cả trồng lúa trên ruộng khô nữa chứ, đến mùa thu hoạch, tôi cũng cầm câu liêm để tập cắt, nhác cắt đầu tiên là vào ngón tay trỏ,sâu thấu xương, hiện tại vẫn còn cái thẹo và di chứng của vết cắt. Hj thế là nghĩ cắt luôn chỉ được đi thâu lúa bó và khiêng vát về láng trại, đêm tối thì đạp lúa bằng chân để sáng mai sẻ đem phơi khi trời lên nắng. Ngứa và xót vô cùng vì bụi lúa, đêm nằm ngủ không yên, hai tay không ngừng gãi,tươm cả máu.những ngày rảnh rang thì lại vào rừng sâu đốn củi, chặt bó thành từng thước tươm tất,rồi cõng gánh ra nhà ga Tân Vinh cách nơi láng trại khoảng hơn năm km.một chuyến đi cũng phải được hai gánh chuyền, có khi phải nằm chờ tại ga vì những chuyến tàu trể đến hơn 10 tiếng đồng hồ, tôi còn nhớ tàu chỉ dừng tại ga khoảng đôi phút để lấy tín hiệu xin đường, vậy là tất cả các số củi đó phải được thông lên toa hàng của tàu hay treo móc bất kỳ nơi nào trên thân tàu có thể được.xong lại phải giữ củi, vì khi đoàn tàu gần về đến các ga gần quy nhơn thì một sự hổn loạn xô củi xuống đường của dân hôi củi sẻ xảy ra. Có những lúc kiểm lâm chận tại ga, nên phải dong củi xuống hai bên đường tàu, và nhảy theo để giữ củi khi tàu bắt đầu vào ga nên giảm tốc độ chạy, củi xổ văng tung tóe, nhạc lượm lại từng khúc xong đóng buộc lại cẩn thận để gánh.Đường từ đầu nhà ga cho đến nhà tôi cũng phải mất hơn 2 cây số.Vậy mà cũng phải cõng gánh về nhà đi giữa phố nghênh ngang xiêu vẹo vì đói. Thân tôi lúc ấy chỉ mới chưa đầy 50kg mà hằng ngày vẫn phải đi bộ lội qua mấy núi để cõng vát trên vai hai bó củi to đùng nặng dễ cũng phải hơn trăm ký,có lần theo bạn đi ghe để qua một đảo vắng kiếm củi, cuộc hành trình chỉ kéo dài trong ba ngày kể cả đi lẫn về,18 bó củi là cả một chiến công, lặn hụp đi ngầm dưới nước biển sâu hơn đầu người để chuyển củi lên ghe, rồi lại lặn hụp dưới nước để tìm củi đưa lên bờ, ôi cái gia đoạn gian nan đã qua đi,nhưng để lại trong tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm của một thời với cái tuổi 15 mười 16 sức lực tràn đầy vì ưa thích làm "người lớn" trên vai gánh đầy trọng trách.
  còn tiếp.